Thứ Sáu, 5 tháng 8, 2016

Ba thói quen ngủ thường gặp ở trẻ sơ sinh

Các hành động thường gặp ở bé khi ngủ có thể chẳng có hại gì, nhưng lại không có nghĩa là chúng ta không cần quan tâm đâu nhé! Bài viết hôm nay sẽ chia sẻ với các bạn về 3 thói quen ngủ nổi tiếng của các bé để mẹ biết cách bảo vệ và chăm sóc bé tốt nhé.

Bé hay lăn qua lăn lại khi ngủ

Có không ít trẻ thích được dỗ dành bằng những chuyển động nhịp nhàng như chuyển động của ghế bập bênh. Một số bé có thói quen lăn qua lăn lại hoặc đu đưa trong khi đang ngồi. Thói quen này thường xảy ra ở tháng thứ 6, cùng với việc đập mặt xuống giường, hoặc đập đầu vào thanh chắn cũi, lắc đầu qua lại.



Khi bé lăn đi lăn lại, bạn nên can thiệp hết sức nhẹ nhàng bởi vì khi cố ngăn không cho bé lăn, bé sẽ xem đây là thử thách và ra sức chống đối. Ở các bé sơ sinh, việc lăn mình qua lại thường không phải là triệu chứng báo động bé có vấn đề về hành vi hoặc cảm xúc nên ba mẹ không cần lo lắng.

Nhưng mà nếu thấy con lăn qua lại thật mạnh vào buổi tối, mẹ nên thay đổi vị trí cũi cách xa tường và cố gắng siết chặt vít, bu-lông của cũi để tránh tai nạn có thể xảy ra.

Bé thường đập đầu xuống giường

Cũng như việc lăn mình, hành động đập đầu xuống giường là hành vi tự an ủi phổ biến ở trẻ sơ sinh. Kỳ lạ hơn nữa, bé con của bạn có thể dùng việc đập đầu này như một cách đánh lạc hướng cơn đau của mình nếu bé đang mọc răng hay bị nhiễm trùng tai.

Thói quen đập đầu hay bắt đầu khi trẻ được 6 tháng trở lên và phổ biến nhất là lúc trẻ được 18 đến 24 tháng tuổi. Điều này có thể diễn ra trong vài tháng, hoặc thậm chí vài năm, và các bé sẽ tự bỏ trước khi bé 3 tuổi. Điều cha mẹ cần làm lúc này là kiểm tra đều đặn và vặt chặt những ốc vít, bu-lông trên giường cũi của bé. Bạn cũng không nên để gối, mền… trong cũi của bé quá nhiều mặc để phòng tránh trường hợp bé sơ sinh đột tử thường xảy ra trước 6 tháng tuổi.

Trẻ nhỏ hay đập đầu hiếm khi là triệu chứng của tình trạng bất thường trong phát triển hay cảm xúc, nhưng cha mẹ cũng nên trao đổi với bác sĩ mỗi khi cho bé đi khám. Trong một số trường hợp hiếm gặp, nhất là khi con bạn bị chậm phát triển, hành động này sẽ báo động bé đang gặp vấn đề cần được giúp đỡ.

Các bé nhỏ thường hay nghiến răng

Hơn một nửa số trẻ sơ sinh sẽ có hành vi nghiến răng. Điều này có thể xuất hiện trên mọi lứa tuổi, nhưng nó phổ biến nhất đối với những em bé mọc răng lần đầu tiên, xuất hiện từ khoảng 6 tháng tuổi.

Lý do bé sơ sinh hay nghiếm răng có thể là bởi vì cảm giác có răng mới, đau nhức do đau tai hay mọc răng hoặc những bệnh lý về hô hấp như nghẹt mũi hoặc dị ứng.

Tiếng nghiến răng do bé phát ra có thể làm cho bạn thấy lo lắng, nhưng thực tế nghiến răng không hề làm cho răng bé đau. Tuy nhiên, bạn cũng nên trao đổi chuyện này khi cho con mình đi khám bệnh. Bác sĩ sẽ kiểm tra xem men răng của trẻ có bị ảnh hưởng hay không và tìm ra nguyên nhân làm cho trẻ hay nghiến răng cũng như tư vấn cho ba mẹ nên làm gì để giúp bé. Cần lưu ý khi thấy bé nghiến răng quá “nhiệt tình” vì có thể làm cho răng bị mòn.
-----------
Nhấn vào đây để xem thêm về: thảo luận chăm sóc da mẫn cảm của trẻ sơ sinh.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét